Cháo lòng Quê Việt

Thú vui ẩm thực truyền thống

Cháo lòng Quê Việt

Bắt đầu phục vụ từ 6h sáng đến 9h sáng

Cháo lòng Quê Việt

Giá: 30 nghìn, 40 nghìn, 50 nghìn

Cháo lòng Quê Việt

Ẩm thực truyền thống người Việt

Cháo lòng Quê Việt

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Cách nấu cháo lòng

1. NẤU NƯỚC DÙNG: 500g (450g # 1 pound) xương heo rửa sạch, chặt hai cho lòi phần tủy (nếu là xương ống). Hầm xương với khoảng 3 lít nước + 100g hành tây lột vỏ, chẻ bốn + 2 muỗng cà phê muối. Hầm nhỏ lửa, ngay khi vừa có bọt phải vớt liên tục cho nước trong, đừng để sôi bùng, bọt sẽ bị đánh tan trở lại vào nước dùng làm cho cho bị đục, sau khi hầm còn lại khoảng 2,5 lít nước. Lược nước hầm qua rây, bỏ xương, xác hành. Nếu kỹ hơn, lược lại nước dùng qua một túi vải sạch cho nước dùng thật trong. Phân lượng nước dùng này vừa đủ ngọt, nếu nấu nhiều hơn nhân phân lượng này lên. 

2. LUỘC LÒNG HEO: Gồm tim, gan, dồi trường (phần cuống của cái nhau trong bụng heo nái) ruột non, cật heo. 

- Tim xẻ dọc làm hai, nặn bỏ máu bầm. Gan tách ra từng nang cho dễ luộc. Dồi trường để nguyên cái.(cái này đắt chắc ko cần   

- Riêng phần ruột non có người không làm sạch bên trong, chỉ cắt ra từng khúc ngắn cho dễ luộc; có người lộn trái ruột bằng một cây đũa dài, xuyên vào ruột, xuyên đến đâu xé tách ra đến đó rồi dùng muối hột chà xát và xả lại nước lạnh cho thật sạch sau đó mới luộc. 

- Làm cật heo: Lột vỏ màng mỏng bao quanh, cắt dọc làm hai theo bề mỏng, lạng bỏ phần hôi trắng và màng gân ở giữa cật cho thật sạch, rửa kỹ lại với nước lạnh, ngửi không còn thấy mùi hôi là được.(cái này đắt chắc ko cần   

- Chuẩn bị một thau nước lọc nguội. Nấu cho nước dùng sôi lại để luộc lòng. Thả tim, gan, dồi trừơng… vào nước dùng sôi luộc chín, ngay sau khi vớt lòng ra thả ngay vào thau nước nguội, ngâm trong khoảng 10 – 15 phút cho đến khi lòng nguội hoàn toàn mới vớt ra để ráo. 

- Phần lòng luộc này dùng đến đâu cắt đến đó. Nếu là tim gan, cắt dọc thành lát mỏng; ruột non, dồi trường cắt khúc ngắn, cật cắt ngang dày mỏng tùy thích. 

- Nếu có huyết luộc (thường bán sẵn tại những quầy thịt) cắt thành miếng vuông chừng 3cm, dày chừng 1cm. 

- Phần lòng luộc trong nước dùng vừa làm cho nước dùng ngọt thêm cũng như làm cho nước dùng cạn đi đôi chút cho nên sau khi luộc cứ mỗi ký lô lòng thì châm thêm vào nồi nước dùng nửa lít nước sôi. Tùy thích nêm lại nước dùng hoặc nêm riêng khi múc ra tô. 

- Có người thích cho thêm nấm rơm cắt lát mỏng vào nước dùng với phân lượng chừng 150g nấm / 2 lít nước dùng. 

3. LÀM GẠO VÀ NẤU CHÁO: Dùng khoảng 100g gạo cho 2,5 lít nước dùng là vừa đủ. Vo sạch gạo, để ráo, cho gạo vào một chảo kim loại dày, đặt lên bếp nhỏ lửa, dùng đũa dài rang đảo gạo cho đến khi gạo khô và vừa dậy mùi thơm là được, trút gạo rang vào nồi nước dùng, nấu vừa lửa cho đến khi hạt gạo nở bung. Sau khi nấu cháo xong lượng gạo chiếm khoảng 4/10 nước là vừa. 

4. PHỤ GIA: Tùy người, tùy miền… cháo lòng thường có những phụ gia sau: 

- Giá sống; ớt tươi băm nhuyển xào chín với chút dầu, tỏi băm; hành ngò cắt nhỏ và hành tây cắt khoanh mỏng; nước mắm nguyên chất, chanh ớt tươi. 

5. TRÌNH BÀY: Tùy thích múc cháo nóng ra tô (cho vào ít giá sống hay không) rồi trải ít nhiều lòng luộc lên mặt tô cháo cho đẹp mắt, trải hành ngò, rắc thêm chút tiêu bột. Có người sau khi cắt miếng lòng heo, cho lại vào nồi cháo rồi khi múc mới chia vào tô. Một cách ăn khác là dọn mỗi khẩu phần một tô cháo không với hành ngò, phần lòng sau khi trụng lại cho nóng được dọn một dĩa riêng, tùy thích vừa nhấm nháp lòng heo chấm nước mắm chanh ớt vừa húp từng ít cháo nóng, tùy ý nêm thêm ớt xào, ớt xay để có vị cay. 

- Lưu ý: lòng heo sau khi luộc không nên để ở ngoài lâu quá 2 giờ mà phải bảo quản trong tủ lạnh, làm nóng lại bằng cách trụng trong nước cháo sôi khi ăn.





1. Nguyên liệu: 

+ 1 phần gạo nếp, 3 phần gạo tẻ, xay hoặc giã hạt nhỏ vừa 

+ lòng non, dạ dày, gan, phèo phổi....tiết tươi ( hay còn gọi là huyết), nói tóm lại đi chợ bác thích ăn gì mua đó, ngoài ra cao cấp hơn là có cả lưỡi lợn, tim...mua ngoài chợ từ sớm, sợ nhất mấy cái nội tạng này, ăn thì ngon, nhưng làm kỳ công lắm bác ạ, chọn mấy đồ này phải thật là cẩn thận, lòng phải tươi, màu sáng, tốt nhất là khi lợn mới mổ, 5-6h sáng khi đang pha thịt bác ra mua là đảm bảo lòng ngon :) 

+ rau húng, thơm, rau răm, hành khô, hành tươi, giá (nếu ng nam nhé) , rau sống các loại, ớt tươi nữa ( các laọi rau gia vị rất quan trọng, đảm bảo cái bụng cho bác :grimace:) 

2. Chế biến 

+ tiết tươi là loại tiết chưa đông nhé, bác mua 1 bịch như thế về đổ vào nồi, cộng thêm nước sao cho cắt mặt gạo 1 đốt ngón tay là ok 
đun sôi, đổ gạo vào, ngoáy đều, nhỏ lửa, nêm nếm gia vị vừa đủ, cẩn thận tiết đã có muối mặn nhé :) 

+ nồi cháo đã xong sau khoản 30 phút, cần cháo sánh, và ko quá đặc 

+ khâu chế biến lòng non , lòng già rồi có làm dồi nữa ko, cực chẳng đã, hic 
bác cũng làm chip rùng mình...nhắm mắt hình dung nè 

+ rửa thật sạch, dưới vòi trực tiếp, gan, tiết đông, rồi lưỡi lợn....sau đó phải đập nhỏ gừng+ rượu kết hợp lại, đổ vào để rửa, tạo lòng hấp dẫn với mùi thơm hơn. 

+ sẽ đun nước sôi, thả vào trần qua, rồi vớt ngay ra, thả ngay vào nước lạnh. 

+ mới tiếp tục đun nước và luộc lần 2, canh chừng bếp, hớt bọt, nhỏ lửa, lòng vừa chín tới là ok 

+ tiếp tục vớt ra ngâm vào nước lạnh, để lòng ko bị tóp lại, và rất giòn :) 

+ sau 10-15 phút thì bác vớt ra, thái mỏng bày đĩa ngon rùi. 

+ nếu cầu kỳ làm dồi ấy, thì cũng sơ chêa sạch sẽ cẩn thận ha, bác dùng kim chỉ thắt lại 1 đầu, nhổi tiết + hành răm+ khấu đuôi sắt nhỏ+ mỡ chài nữa vô lòng già, nhồi chặt tay nhé, gia vi nêm vừa đủ, rồi khâu lại [hug], rôi luộc lên như cách trên. 

3.Cảm quan: 

+ cháo ngon, thơm mùi tiết 
+ lòng chín tới, thơm, giòn























3 món nhậu từ lòng heo cho ông xã

Làm các món "lai rai" cho ông xã với bạn bè mùa này thật thích hợp.

Người ta bảo mùa nào thức nấy nhưng với món lòng heo luôn là khoái khẩu của ông xã thì mùa nào cũng thích hợp cả.
Lòng heo có thể được chế biến thành rất nhiều món ngon và hấp dẫn. Biết sở thích của ông xã, lần này bạn hãy thử trổ tài biến tấu với món lòng heo xem sao nhé. Thay vì mua lòng về đem luộc như mọi khi, bạn hãy thực hiện các cách chế biến khác nhau. Đảm bảo ông xã sẽ vừa ngạc nhiên vừa thích thú cho mà xem.

Tuy món lòng heo ngon là vậy nhưng nhiều chị em mua về rất ngại sơ chế lòng hoặc không biết làm sao để làm lòng cho sạch. Song thực tế, nếu biết cách, làm sạch lòng heo lại cực kỳ đơn giản.Những trải nghiệm hương vị mới về món lòng tương ngon, nóng hổi sẽ đem lại cho gia đình bạn một bữa cơm vô cùng ấp cúng.
Lòng heo chị em mua về đem lộn trái, lấy hết màng mỡ, sau đó cho một nắm bột mì trộn chút muối vào bóp kỹ, rửa lại bằng nước. Cuối cùng bạn dùng chanh chà xát để những gì còn sót lại sẽ ra hết, rồi xả nước thật mạnh. Với cách này lòng heo vừa sạch và trắng. Giờ chị em chỉ việc chế biến các món ngon với lòng heo thôi.
Lòng heo xào hành răm
Dù giản dị nhưng vị thơm thơm, cay cay của món ăn mang lại khiến bữa cơm gia đình trở  nên ấm áp vô cùng.
Nguyên liệu:
- Lòng heo non loại ngon ( hay còn gọi là lòng se điếu) 400 gr
- Hành hoa và rau răm
- Dầu ăn, hạt nêm và gia vị
3 món nhậu từ lòng heo cho ông xã - 1
Lòng heo xào hành răm thơm ngon, hấp dẫn (Ảnh từ Internet)
Chế biến:
- Lòng heo làm sạch.
- Thái lòng khúc vừa ăn.
- Cho dầu vào chảo, để nóng già. Thả chút hành hoa thái khúc đảo đều cho thơm, sau đó trút lòng xào nhanh tay.
- Nêm nếm các gia vị sao cho vừa miệng. Khi lòng chín, cho số hành hoa còn lại cùng rau răm vào đảo đều tay.
- Cho lòng ra đĩa và ăn nóng nhé!
Chị em lưu ý đừng vì sợ lòng không chín được mà xào quá kĩ, lòng heo sẽ mất đi độ giòn không còn ngon nữa.
Lòng non xào dưa chua
Với món này bạn vừa có thể thưởng thức với cơm mà cũng vừa có thể nhâm nhi được. Để làm món này, chị em nên chọn mua loại lòng non ngon, không có màu vàng ở mặt trong. Thường lòng có mặt trong màu vàng sẽ đắng.
Loại dưa để xào cùng với lòng chỉ nên chua vừa, nếu chua quá, vừa khó ăn mà cũng vì thế món sẽ giảm đi phần hấp dẫn.
Nguyên liệu:
- Lòng non ngon
- Dưa chua vừa
- Hành hoa, cà chua
- Nước mắm, gia vị, hạt tiêu
3 món nhậu từ lòng heo cho ông xã - 2
Với lòng heo xào dưa bạn vừa có thể thưởng thức với cơm mà cũng vừa có thể nhâm nhi được (Ảnh từ Internet)
Cách làm:
- Lòng non rửa sạch bằng dấm, muối sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước sạch.
- Cho lòng vào chần qua trong nồi nước sôi, để nguội, cắt khúc vừa ăn.
- Dưa chua vắt khô nước. Nếu dưa muối mặn có thể rửa qua nước lạnh, món ăn sẽ ngon hơn.
- Bắc chảo lên bếp, cho tỏi vào phi thơm, đổ dưa vào xào săn, nêm gia vị, nước mắm vừa ăn. Đợi một chút cho dưa ngấm gia vị thì cho cà chua cắt miếng cau và lòng vào xào gần chín thì cho tiếp hành hoa cắt khúc vào đảo đều. Tắt bếp, đổ ra đĩa, rắc chút hạt tiêu. Món này ăn nóng sẽ ngon hơn.
- Nếu quỹ thời gian không cho phép bạn có thể mua lòng non đã luộc sẵn và về xào theo đúng các bước trên, cũng sẽ có được một đĩa lòng xào thơm ngon.
Lòng heo xào nghệ
Đây là món mà ít chị em chế biến nhưng khi thưởng thức một lần rồi đảm bảo chỉ muốn ăn mãi thôi. Những miếng lòng non tươi ngon, dai giòn vàng ươm bởi nghệ rất biết cách lôi cuốn những ai thưởng thức.
Nguyên liệu:
- 200g lòng heo
- 1 củ nghệ tươi lớn
- 50g hẹ
- 2 củ hành tím
- 1 thìa cà phê hạt nêm
- ½ thìa cà phê muối
- 1 thìa cà phê đường
- 1 thìa cà phê tiêu
- 1 thìa cà phê nước mắm
- 150g rau thơm
- 100g bún tươi, dầu ăn
Cách làm:
- Lòng heo làm rửa sạch, cắt khúc khoảng 2 cm.
- Nghệ rửa sạch đất, cạo vỏ, đập giập, cắt nhỏ. Hẹ nhặt rửa sạch, để ráo, cắt khúc. Rau thơm nhặt bỏ lá sâu, rửa sạch, vớt ra để ráo. Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ.
- Phi thơm hành tím với dầu ăn, cho lòng heo vào đảo đều, cho tiếp nghệ và nêm muối, hạt nêm, đường, nước mắm, xào cho lòng heo thấm. Khi lòng heo chín, cho bún tươi vào xào chung thêm khoảng 3 phút, cho hẹ vào đảo đều là được, nếm lại vừa ăn.
- Dùng nóng, kèm rau thơm rất ngon.

Mẹo làm sạch và luộc lòng heo trắng, giòn

Tuy món lòng heo ngon là vậy nhưng nhiều chị em mua về rất ngại sơ chế lòng hoặc không biết làm sao để làm lòng cho sạch. Song thực tế, nếu biết cách, làm sạch lòng heo lại cực kỳ đơn giản.

Mẹo làm sạch và luộc lòng heo trắng, giòn 1
Mẹo làm sạch lòng heo
- Lòng heo chị em mua về đem lộn trái, lấy hết màng mỡ, sau đó cho một nắm bột mì trộn chút muối vào bóp kỹ, rửa lại bằng nước. Cuối cùng chị em dùng chanh chà xát để những gì còn sót lại sẽ ra hết, rồi xả nước thật mạnh. Với cách này lòng heo vừa sạch và trắng.
- Khi rửa ruột già, chị em cho vào nước một ít dấm ăn và một thìa phèn chua, bóp vài lần rồi rửa kỹ bằng nước sạch.
- Ngoài ra, chị em còn có thể dùng nước gạo để rửa hay nước dưa chua. Cách này có thể khử hết mùi hôi.
Luộc lòng heo sao cho trắng, giòn
Cách 1: Để luộc lòng heo trắng, giòn, sau khi luộc chín, chị em vớt lòng ra ngâm vào một bát nước sôi để nguội đã vắt thêm vài giọt chanh.
Cách 2:
- Khi luộc, chị em không nên thả lòng heo vào vào nồi nước lã ngay từ đầu, mà phải làm sạch, chờ nước thật sôi mới thả lòng vào.
- Trước đó, chị em dùng nước lạnh pha với một chút phèn chua (phèn chua đã được nướng phồng), đun sôi rồi để nguội.
- Khi lòng heo vừa chín tới (khoảng 10 phút sau khi thả lòng vào nước) thì vớt lòng ra, thả ngay vào chậu nước phèn chua đã chuẩn bị. Ngâm cho đến khi lòng nguội thì vớt ra, xắt miếng vừa ăn. Làm như thế, lòng vừa giòn vừa có màu trắng đẹp mắt, không bị thâm đen.
 
Theo Eva

Phục hồi cơ thể suy kiệt bằng... lòng lợn

Các nhà khoa học ở bang Indiana (Hoa Kỳ) phát hiện ra một chất có trên thành ruột non của lợn gọi là SIS (thành phần chủ yếu là Collagen) có thể dùng để trị vết thương va đập, phẫu thuật, tổn thương mạch máu, tạng phủ và cả khi bỏng nặng...


Ảnh minh họa
Lòng lợn là một món khoái khẩu của người Việt, nhưng không mấy ai biết, trong cả Đông và Tây y, đây là một thực phẩm chữa bệnh vô cùng quý giá.

Những năm gần đây các nhà khoa học ở bang Indiana (Hoa Kỳ) phát hiện ra một chất có trên thành ruột non của lợn gọi là SIS (thành phần chủ yếu là Collagen) chất này rất bền và dai tương đương với gân dây chằng của người phong phú về protein có vai trò lớn trong việc kích thích tổ chức tế bào nối liền vết thương có thể dùng để trị vết thương va đập, phẫu thuật, tổn thương mạch máu, tạng phủ và cả khi bỏng nặng...

Trong Đông y, khi phối hợp với nghệ vàng, đây lại là một bài thuốc ẩm thực trị liệu để áp dụng cho người bệnh sau phẫu thuật hay chấn thương, sức khoẻ cơ thể giảm sút, suy kiệt. Dưới đây là bài thuốc Đông y giúp tăng cường sức khỏe gồm lòng lợn và nghệ vàng:
Nguyên liệu: 300g lòng lợn non loại ngon (hay còn gọi là lòng se điếu), nghệ vàng 100g, muối ăn vừa đủ.
Chế biến: Lòng lợn bóp, tuốt muối sạch rửa sạch, cắt khúc khoảng 2 - 3cm. Nghệ rửa sạch thái lát. Tất cả trộn chung với gia vị cho vào nồi được nồi đất thì tốt hơn cả đem đun nhỏ lửa hầm nhừ. Đem ra chia thành các bữa nhỏ ăn bổ sung khi có chỉ định được phép ăn đối với bệnh nhân phẫu thuật. Ăn hằng ngày ngay sau bị bệnh đối với bệnh nhân chấn thương. Có thể ăn liên tục cho tới khi bình phục.

Bài thuốc có tác dụng bổ ngũ tạng, cung cấp lượng calo và dinh dưỡng lớn cho cơ thể giúp cơ thể nhanh chóng bình phục. Ngoài ra, giúp trừ máu ứ đọng trong vết thương, kháng viêm, giảm đau, kích thích tổ chức mô cơ nhanh liền, chống co kéo vết thương và giảm thiểu khả năng tạo sẹo vết thương. Bài thuốc thích dụng với những người viêm loét dạ dày tá tràng, kinh nguyệt không đều, bế kinh, suy nhược cơ thể, đặc biệt tốt với bệnh nhân sau chấn thương hoặc phẫu thuật...
Theo Đông y ruột non lợn còn gọi là trư tiểu tràng vị đắng, tính bình vào tâm, tỳ, có tác dụng bổ tâm, thanh nhiệt, hoà tạng, là thực phẩm giàu dinh dưỡng cung cấp lượng calo lớn đặc biệt protein. Dùng trị viêm dạ dày, di tinh, viêm âm hộ, kích thích tế bào mô, sinh tổ chức hạt làm vết thương chóng liền, giảm co kéo vết thương... 
Trong Đông y nghệ còn có tên là khương hoàng vị cay, đắng, tính ấm quy vào kinh can, tỳ. Có tác dụng hành khí, hoạt huyết, chỉ thống (giảm đau) kháng viêm, bài trừ máu mủ, thúc đẩy điều hòa kinh nguyệt. Kích thích tế bào mọc tổ chức hạt nhanh liền vết thương. 
Chú ý: Do bài thuốc có hàm lượng đạm cao nên không dùng cho bênh nhân gút, thận trọng với bệnh nhân cholesterol cao...

Món ăn thuốc từ lòng lợn

Lòng lợn (bao gồm cả dạ dày, ruột non, ruột già) là một trong số những món ăn dân dã. Trong Đông y, lòng lợn được gọi trư đỗ, là vị thuốc có vị ngọt, tính ấm; vào tỳ, vị, thận, có tác dụng kiện tỳ vị, ích thận bổ hư. Sau đây là một số món ăn bài thuốc chữa bệnh có lòng lợn.
Ruột lợn nhồi nhân sâm: dạ dày lợn 1 cái (hoặc một đoạn ruột lợn), nhân sâm 15g, bột tiêu 3g, gừng tươi 15g, hành sống 7 củ, gạo tẻ 200g. Lòng lợn rửa sạch, các loại trên trộn đều nhồi vào dạ dày lợn khâu buộc lại. Hầm nhỏ lửa cho chín nhừ. Thức ăn bồi bổ cơ thể dùng cho các trường hợp suy kiệt, bệnh lao dài ngày.
Món ăn thuốc từ lòng lợn 1
 Lòng lợn hầm hải sâm mộc nhĩ dùng cho các trường hợp táo bón mạn tính, âm hư, huyết hư.
Cháo lòng: dạ dày lợn 1 cái hoặc ruột lợn 1 đoạn, gạo tẻ 200g. Dạ dày lợn rửa sạch, luộc chín, thái miếng; lấy nước nấu với gạo tẻ thành cháo. Cháo chín, cho dạ dày hoặc ruột lợn đã luộc vào, đun nhỏ lửa cho nhừ, thêm gia vị. Dùng cho các trường hợp suy kiệt, đặc biệt là sau thời gian bị bệnh dài ngày.
Lòng lợn dầm tương: dạ dày hoặc ruột lợn, lượng thích hợp luộc chín, thái lát. Dùng tỏi, dấm, hồ tiêu, tương (hoặc nước mắm) làm nước chấm. Ăn thường ngày khi đói, ngày 1 lần, tuần 2 - 3 lần. Dùng cho người cao tuổi thiểu dưỡng, phù nề hai chân.
Lòng lợn hầm sa nhân chỉ xác: dạ dày lợn 1 cái, chỉ xác 12g, sa nhân 5g. Chỉ xác, sa nhân bỏ trong dạ dày lợn, khâu chặt lại, thêm nước và gia vị, hầm nhừ; lấy nước bỏ bã chỉ xác, sa nhân. Dùng cho các trường hợp sa dạ dày, sa tử cung, thoát vị bụng, người già yếu thoát vị cơ năng.
Lòng lợn hầm: dạ dày lợn 1 cái, làm sạch thái lát, thêm gia vị, nước, hầm nhừ, ăn thường nhật, tuần vài ba lần. Dùng cho các trường hợp lang ben, bạch biến, sạm da.
Canh lòng lợn hoàng kỳ: dạ dày lợn 1 cái (hoặc ruột lợn 1 đoạn), hoàng kỳ 15g, nhân sâm 8g, gạo tẻ 200g, hạt sen bỏ tâm 20g. Lòng luộc chín thái miếng. Tất cả bung nhừ, vớt bỏ bã hoàng kỳ, nhân sâm, thêm hành và gia vị. Dùng cho thai phụ, sản phụ, người cao tuổi suy nhược cơ thể.
Hải sâm hầm lòng lợn: hải sâm 30g, lòng lợn 120g, mộc nhĩ 15g. Hải sâm, mộc nhĩ ngâm nước cho mềm, lòng heo làm sạch thái miếng, thêm gia vị, nước lượng thích hợp nấu súp. Dùng cho các trường hợp táo bón mạn tính, âm hư, huyết hư (sốt nhẹ, suy nhược, khát nước, da tóc khô, lòng bàn tay, bàn chân nóng).
Lòng lợn nhồi củ năn: củ năn gọt bỏ vỏ, cho vào một đoạn ruột lợn đã rửa sạch, buộc hai đầu, đem luộc nhừ trong nồi đất, không cho muối. Dùng cho bệnh nhân đầy trướng bụng.
Canh lòng lợn hầm hoàng kỳ thăng ma chỉ xác: ruột lợn (lấy đoạn đại tràng) 250g, hoàng kỳ 20g, thăng ma 9g, chỉ xác 10g. Ruột lợn làm sạch thái miếng, cho 3 dược liệu cho trong túi vải, thêm nước. Hầm chín, bỏ gói bã thuốc, thêm gia vị. Chia 2 lần ăn trong ngày. Đợt dùng liên tục 7 ngày. Dùng cho các trường hợp sa dạ dày, sa tử cung, các loại thoát vị.              

TS. Nguyễn Đức Quang

Những món ngon từ lòng lợn

Lòng lợn nếu biết cách chế biến sẽ trở thành những món ăn đơn giản mà thơm ngon và lạ miệng.

1. Lòng lợn rán
Những món ngon từ lòng lợn 1
  Lòng lợn rán vàng giòn ăn kèm với mắm tôm cùng các loại rau thơm là món lai rai rất được cánh đàn ông ưa thích.
Nguyên liệu:
- 400g lòng lợn, gan, bao tử, cuống họng...
- Rau răm, rau thơm, ngò gai, húng quế, húng lủi.
- Ớt tươi, đường, mắm tôm, chanh, giấm.
Cách chế biến:
- Lòng lợn, bao tử, cuống họng.... rửa thật sạch bằng nước ấm, chà xát lòng lợn với muối, chanh và giấm thật kỹ, để khoảng 15 phút rồi xả lại bằng nước sạch.
- Thái lòng lợn, bao tử, gan... thành từng phần nhỏ vừa ăn.
- Đặt chảo lên bếp, đun nóng dầu rồi cho nguyên liệu vào rán vàng. Vớt lòng lợn ra giấy thấm dầu.
- Pha một ít mắm tôm, đường, ớt thái nhỏ và chanh cho vừa ăn.
- Xếp lòng lợn lên đĩa, cho các loại rau bên cạnh và ăn kèm với mắm tôm.
2. Lòng lợn xào nghệ
Những món ngon từ lòng lợn 2
  Món ăn mang hương thơm đặc trưng của nghệ rất hấp dẫn.
Nguyên liệu:
- 300g lòng non. 2 cái bánh đa nướng sẵn. 100g nghệ tươi.
- Đường, muối, hạt nêm, tiêu, ớt trái, hành tím. Các loại rau húng, ngò gai rửa sạch.
Cách chế biến:
- Lòng lợn sơ chế sạch với muối, giấm và chanh. Thái thành từng phần nhỏ rồi để ráo nước. Nghệ tươi gọt vỏ, giã hơi nát.
- Ướp lòng với đường, muối, tiêu, hành tím, ớt trái giã nát. Để trong khoảng 15 phút cho lòng thấm gia vị.
- Đặt chảo lên bếp, phi thơm dầu với hành tím. Cho lòng vào xào nhanh tay, khi lòng vừa chín thì cho nghệ đã giã vào xào chín hẳn thì tắt bếp.
- Dọn lòng xào nghệ ra đĩa ăn kèm với bánh đa và các loại rau. Ngoài ra, lòng xào nghệ ăn với cơm nóng cũng rất tuyệt.
3. Lòng luộc trộn hành tây
Những món ngon từ lòng lợn 3
  Lòng lợn luộc trộn hành tây vừa giòn giòn vừa thơm thơm rất ngon miệng.
Nguyên liệu:
- 300g lòng non (có thể thêm ga, bao tử.. tùy ý thích).
- 1 củ hành tây, ngò gai, rau răm, húng quế, húng lủi, cần tây. Giấm, chanh, đường, muối, nước mắm, hạt nêm, tiêu.
Cách chế biến:
- Lòng lợn sơ chế sạch với muối, giấm và chanh, rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Cho lòng lợn vào nồi luộc chín. (trong khi luộc bạn nhớ cho vào ít giấm để lòng lợn được trắng). Sau đó vớt lòng ra và thái thành từng miếng vừa ăn.
- Hành tay lột vỏ lụa bên ngoài, thái lát mỏng. Ngâm hành tây với nước có pha giấm trong khoảng 15 phút cho hành bớt mùi hăng.
- Cho lòng lợn vào chiếc thau nhỏ, tiếp đến cho hành tây vào, trộn đều với các loại gia vị như: đường, muối, nước mắm, chanh, giấm, hạt nêm... cho vừa ăn. Sau cùng cho các loại rau thơm thái nhỏ vào, trộn đều, cho ra đĩa ăn với cơm nóng hoặc bánh đa nướng.

Bí quyết làm sạch nội tạng heo

Ruột, bao tử, gan heo... thường được chế biến thành nhiều món ăn rất ngon. Tuy nhiên, bạn phải biết cách làm sạch và khử mùi hôi vốn có của nội tạng.

Dưới đây là một vài bí quyết chia sẻ rất hữu ích của đầu bếp Thanh Nga giúp bạn dễ dàng làm sạch nội tạng heo.

Bao tử
Với món bao tử heo, bạn thường mất nhiều thời gian để sơ chế, nhưng đôi khi vẫn có mùi. Cách vẫn thường làm là chà với bột mì và muối thì bớt tanh nhưng không làm sạch nhớt. Cách khác là khi mua bao tử về lộn trái, lấy hết màng mỡ, sau đó làm nóng chảo nhôm, cho bao tử vào, đảo nhanh tay cho săn, lấy ra cạo sạch nhớt.
long-lon-1[1332088530].jpg
Muốn có những món ăn ngon từ nội tạng heo, bạn phải biết cách làm sạch và khử mùi của nội tạng. Ảnh: K.H.
Tiếp tục như vậy đến lần thứ 3, khi vừa cho bao tử vào, chế ngay ít nước mắm loại ngon, đảo nhanh tay khoảng 2 phút rồi lấy ra, cạo nhớt, chà lại với muối và dùng chanh chà xát để những gì còn sót lại sẽ ra hết, xả nước thật mạnh. Với cách này ruột, bao tử heo vừa sạch và trắng.
Khi luộc bao tử heo chú ý không cho vào nồi khi nước lạnh hoặc chưa thật sôi và nên cho ít phèn chua hoặc rượu trắng vào nồi nước luộc. Không nên cho muối khi luộc vì sẽ làm bao tử heo sẽ co lại và dai hơn. Khi luộc phải để bao tử heo ngập nước. Khi luộc chín thì cho vào ngâm trong chậu nước đá có cho vài giọt nước cốt chanh. Làm như thế đảm bảo ruột, bao tử heo vừa trắng vừa giòn. 
Cật, gan
Cật heo mua về phải bổ đôi, dùng dao bén lạng bỏ màng trắng ở hai phần, sau đó rắc muối đều lên cật, bóp đều rồi rửa sạch. Hoặc có thể ngâm cật heo trong rượu trắng cho hết mùi tanh. Khi chế biến, nên dùng dao nhọn khía kiểu mắt sàng bề mặt bầu dục để khi trình bày món ăn được đẹp hơn.
long-nghe[1332088530].jpg
Lòng non là nguyên liệu quen thuộc được nhiều người ưa thích để chế biến món ăn. Ảnh: K.H.
Ngoài cật và bao tử heo, gan cũng là phần nội tạng được nhiều người yêu thích. Nên tránh mua những phần gan có lốm đốm đỏ hoặc trắng hay sờ vào thấy cứng. Rửa sạch gan, cho thêm chút rượu trắng để bớt tanh. Trước khi xào nấu, ướp gan với ít giấm gan sẽ giòn và máu không bị thấm ra ngoài.
Ruột (lòng)
Cũng giống bao từ, ruột heo mua về nên lộn trái, vuốt cho sạch hết chất dơ trong ruột, xát lại với bột mì (hoặc giấm, nước cốt chanh) và muối, rửa sạch bằng nước lạnh. Nấu một ít nước sôi, cho ruột vào chần sơ (không luộc kỹ quá), rồi vuốt sạch lần nữa.
long-xao[1332088530].jpg
Lòng xào là món ăn dễ chế biến và ngon miệng. Ảnh: N.S.
Khi luộc để ruột giòn và không bị mùi hôi bạn cho ít củ hành nướng sơ đập giập vào nồi nước rồi đun sôi mới cho ruột vào luộc. Chuẩn bị một tô nước sôi để nguội pha giấm hoặc phèn chua, cho ruột đã luộc vào ngâm đến khi nước nguội thì vớt ra. Làm cách này ruột vừa trắng vừa giòn ngon.

ádgasgtasd

ádgasdgasdsdg
Cháo lòng
sdhsdhsdfh
sdfhasdfhsdfh

Sáng mùa thu ăn cháo lòng Hà Nội

Buổi sáng mùa thu trong lành, những............

Liên hệ

Liên hệ

Hệ thống cháo lòng quê việt

Hệ thống cháo lòng quê việt

Ẩm thực cháo lòng quê việt

Ẩm thực cháo lòng quê việt

Giới thiệu

Giới thiệu.............

Chế biến Cháo lòng Quê Việt

Bát cháo nóng hổi với mùi thơm của gừng, hành lá, ăn cùng với tiết lợn, lưỡi, gan và dồi chiên, thích hợp với ngày se lạnh.

Nguyên liệu:

- 1 kg xương lợn
- Một ít tôm khô, củ cải
- 1/2 bát con gạo tẻ
- 1/4 bát con gạo nếp
- 1 bát tiết lợn vừa ăn
- 1 cái lưỡi lợn, gan
- Tim lợn, dạ dày, dồi chiên, bạn có thể điều chỉnh liều lượng tùy theo sở thích
- Muối, hạt nêm, hạt tiêu, giấm
- 1 nhánh gừng nhỏ
- Hành lá, giá, chanh, ớt quả.


Cách làm:

Bước 1:

- Xương lợn rửa sạch cho chút muối nấu sôi, để yên trong nồi chừng 10 phút, đổ ra rửa sạch. Xong cho sườn vào nồi và ninh với củ cải trắng đã gọt vỏ.

- Tôm khô rửa nước nóng cho bớt mùi, rồi xả lại nước lạnh thả vào nồi nước dùng

Bước 2:

- Gạo nếp, gạo tẻ đãi sạch để lên rổ cho ráo nước, tiếp theo cho gạo vào chảo rang sơ.

Bước 3:

- Lưỡi lợn rửa sạch, đun nồi nước sôi thêm vào một ít giấm, chần sơ qua nước sôi, vớt ra cạo sạch phần bẩn dưới lưỡi lợn, rửa lại cho thật sạch, tiếp theo đổ nước vào nồi luộc chín lưỡi.

- Tim lợn, bao tử, gan rửa sạch với giấm và muối, đổ nước ngập mặt tim, dạ dày, gan, cho vào nồi luộc chín.

Bước 4:

- Phần gạo nếp sau khi rang thơm, phần nước dùng bạn có thể lọc lấy thịt bỏ xương, sau đó cho gạo vào đun cùng với nước dùng.

Bước 5:

- Tiết lợn rửa sạch, luộc sơ, cắt thành từng quân cờ nhỏ.

Bước 6:

- Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.

- Gừng cạo vỏ, thái sợi.

- Giá, ớt quả rửa sạch.

Bước 7:

- Nồi cháo sau khi gạo nở đều và mịn, nêm gia vị vừa ăn, bạn cho tiết lợn và một ít gừng vào ninh cùng, ninh khoảng 15 phút, tắt bếp.

Bước 8:

- Phần lưỡi lợn, dồi chiên, dạ dày, gan, tim, xếp ra đĩa.

Bước 9:

- Khi dùng, múc cháo ra bát lớn, bên trên xếp lưỡi, gan, hay thêm dồi chiên, dạ dày, tim tùy theo sở thích của bạn, rắc một ít hạt tiêu, và thêm hành lá, gừng thái sợi, dùng nóng với quẩy, giá và ớt quả.